Quỹ đất “sạch” khan hiếm, Cần Thơ sẽ bố trí tái định cư bằng căn hộ chung cư
Lập hội đồng thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc An Giang – Cần Thơ – Sóc Trăng gần 50.000 tỉ đồng
Hậu Covid-19, nên đầu tư vào phân khúc nào?
Đại dịch: Sự phục hồi của kinh tế và tương lai thị trường bất động sản
Đầu tư 47.435 tỷ đồng xây 188 km cao tốc Châu Đốc – Sóc Trăng – Cần Thơ
BĐS công nghiệp tiếp tục khởi sắc trong làn sóng Covid lần thứ 4
Trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4, Việt Nam tiếp tục có các khu công nghiệp mới được thành lập, một vài dự án công nghiệp trọng điểm bắt đầu đi vào hoạt động. Đáng chú ý, thị trường chứng kiến các thương vụ M&A và sự cải thiện về nguồn cung. Các dự án sản xuất công nghiệp lớn nhất trong tháng 5/2021 đến từ nhóm doanh nghiệp Hồng Kông và Singapore vào 2 thị trường là Quảng Ninh và Bắc Giang.
Báo cáo gần nhất của IHS Markit cho thấy Chỉ số Quản trị Sức mua (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam giảm xuống 53,1 điểm trong tháng 5/2021 từ mức 54,7 điểm của tháng trước đó. Đây là chỉ số thấp nhất kể từ tháng 2, kết thúc chuỗi tăng 3 tháng liên tiếp do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ 4. Tuy vậy, những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa duy trì sản xuất được kỳ vọng sẽ giúp sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển.
Giãn cách xã hội và hạn chế đi lại trong nước đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất công nghiệp, nhà máy và kho bãi vì không thể thực hiện các chuyến thăm thực địa tại các tỉnh, địa phương. Song, tình hình hoạt động của khu vực công nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận những khởi sắc nhất định. Ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết: “Trong làn sóng Covid-19 lần thứ 4, Việt Nam tiếp tục thu hút nguồn vốn FDI. Tính đến ngày 20/5/2021, Việt Nam thu hút được tổng vốn FDI đăng ký đạt 13,9 tỷ USD. Công nghiệp chế biến chế tạo thu hút 6,1 USD (chiếm 43% tổng vốn), có 215 dự án mới với tổng vốn đăng ký đạt 2,57 tỷ USD và 222 dự án hiện có đăng ký tăng thêm 3,1 tỷ USD vốn. Các dự án sản xuất công nghiệp lớn nhất trong tháng 5/2021 đến từ nhóm doanh nghiệp Hồng Kông và Singapore ở 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang.”
Đà tăng trưởng của bất động sản công nghiệp hưởng lợi tích cực từ các thương vụ M&A và nguồn cung bất động sản công nghiệp mới. Cụ thể:
Về hoạt động M&A, thị trường đã chứng kiến các thương vụ mới trong năm 2021. Điển hình, thương vụ Boustead Projects mua lại 49% cổ phần trong Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp KTG Bắc Ninh tại khu công nghiệp Yên Phong với giá khoảng 6,9 triệu USD. ESR Cayman Limited – nền tảng bất động sản hậu cần lớn nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BW), nhà phát triển bất động sản công nghiệp và hậu cần hàng đầu Việt Nam, đã công bố hợp tác thành lập liên doanh mới với mục tiêu sở hữu và cùng phát triển 240.000m2 tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 4 gần TP.HCM. Việc hợp tác này đánh dấu sự gia nhập của ESR Cayman Limited vào thị trường Việt Nam, mở rộng thêm phạm vi hoạt động của doanh nghiệp này tại khu vực Đông Nam Á.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam đón nhiều dự án mới dù dịch bệnh phức tạp
Với các dự án sắp đi vào hoạt động, có thể kể đến dự án Logos Property có diện tích 81.000m2 tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh 1 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý 4/2021. Công ty Cổ phần Công nghiệp KCN Việt Nam đã mua lại quỹ đất rộng 250 ha với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD. Đơn vị này đặt mục tiêu phát triển các nhà máy và kho vận chất lượng cao, bền vững tại Việt Nam với danh mục đầu tư trải dài tại Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Đồng Nai và Long An.
Về nguồn cung mới, tính đến quý 1/2021, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cả nước có 370 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 115,200 ha. Trong đó, 328 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 34 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh thế cửa khẩu. Các khu công nghiệp này ước tính đã cung cấp khoảng 3,6 triệu việc làm mới ở cả phía Bắc và phía Nam.
Trong quý 1/2021, hàng chục dự án công nghiệp tại 13 tỉnh và thành phố đã được phê duyệt, hứa hẹn cung cấp hàng nghìn héc-ta diện tích công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong những năm tới. Bắc Ninh là tỉnh có số lượng dự án tương lai lớn nhất với 5 khu công nghiệp mới. Cụ thể, khu công nghiệp Quế Võ III sẽ được đầu tư thêm 208.54 ha diện tích, với tổng số vốn là 120,87 triệu USD. Bắc Ninh cũng sẽ đón chào dự án Khu công nghiệp Gia Bình II có diện tích quy hoạch 208,54 ha, đầu tư bởi Tập đoàn Hanaka với tổng vốn đầu tư 172,17 triệu USD. Tỉnh Quảng Trị dự kiến cũng sẽ có thêm các khu công nghiệp mới như khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú với diện tích 529 ha. Thêm vào đó, dự án khu công nghiệp Quảng Trị có diện tích 481,2 ha cũng được phê duyệt với tổng vốn 90,17 triệu USD, phát triển bởi liên doanh ba nhà đầu tư, gồm Công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam – Singapore; Công ty cổ phần đô thị Amata Biên Hòa và Sumitomo Corporation.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, các dự án khu công nghiệp như Sông Lô, Tam Dương 1 và Thái Hoà – Liên Sơn – Liên Hoà với tổng diện tích lên tới 500 ha cũng sẽ được giới thiệu trong thời gian tới. Song song với đó, nhiều dự án mới dự kiến sẽ sớm được triển khai tại các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Vĩnh Long.
Tại phía Nam, UBND tỉnh Đồng Nai đã công bố kế hoạch xây dựng ba khu công nghiệp mới với tổng diện tích 6.475 ha nhằm giải quyết vấn đề quá tải của các dự án đang hoạt động. Cụ thể, dự án gồm: Khu công nghiệp Long Đức 3 có diện tích 253 ha ở xã Long Đức (H.Long Thành); Khu công nghiệp Bàu Cạn – Tân Hiệp rộng 2.627 ha ở xã Bàu Cạn, Tân Hiệp (H.Long Thành) và Khu công nghiệp Xuân Quế – Sông Nhạn tại xã Xuân Quế, Sông Nhạn khoảng 3.595 ha (H.Cẩm Mỹ). Ba khu công nghiệp này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chấp thuận bổ sung vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020, tầm nhìn 2030.
Long An dự kiến sẽ có dự án công nghiệp mới giá trị 59 triệu USD tại huyện Đức Hoà. Thủ tướng Chính Phủ cũng có quyết định chủ trương đầu tư dự án khu công nghiệp Thế Kỷ do Công ty TNHH Hải Sơn làm chủ đầu tư, thực hiện tại xã Hữu Thạnh, huyện Đức Hoà, phía nam tỉnh Long An. Dự án có quy mô sử dụng đất trên 119 ha, với tổng vốn đầu tư là 1.355 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 400 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng kể từ ngày được nhà nước bàn giao đất. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp quyết định cho phép đầu tư.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Long An, tỉnh dự kiến sẽ có thêm khoảng 1.500 ha diện tích đất giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2021. Các ngành thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhất là dệt may và hàng may mặc, giày dép, thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản, chế biến thực phẩm, đồ uống và sản xuất.
Duy Bách
Cần Thơ đề nghị bổ sung nhiều công trình kết nối với cao tốc Cần Thơ – Cà Mau
UBND TP. Cần Thơ đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung hướng tuyến, các điểm khống chế của Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, đoạn qua địa bàn.

UBND TP. Cần Thơ vừa có công văn gửi Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông vận tải) về việc thỏa thuận bổ sung hướng tuyến, các điểm khống chế của Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, đoạn qua địa bàn TP. Cần Thơ.
Theo đó, UBND TP. Cần Thơ cơ bản thống nhất phương án hướng tuyến 3 và vị trí cầu Cần Thơ 2 của Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
Đồng thời, đề nghị Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận nghiên cứu hoàn chỉnh Dự án đoạn qua địa bàn TP. Cần Thơ với một số nội dung sau:
Về kết nối TP. Cần Thơ với đường cao tốc, UBND TP. Cần Thơ đề nghị bố trí 01 nút giao kết nối liên thông với đường cao tốc tại vị trí giao với Tuyến nối Quốc lộ 91 – đường Nam Sông Hậu theo quy hoạch TP. Cần Thơ.
Bên cạnh đó, bổ sung phương án đầu tư xây dựng các tuyến nối TP. Cần Thơ với đường cao tốc bao gồm: Xây dựng mới tuyến nối quốc lộ 91 – đường Nam Sông Hậu (đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến nút giao IC4 của đường dẫn cầu Cần Thơ) đạt quy mô tối thiểu đường cấp II đồng bằng 04 làn xe chiều rộng mặt cắt ngang đường 21,5m; nâng cấp, mở rộng đường Võ Nguyên Giáp (đoạn từ nút giao IC3 của đường dẫn cầu Cần Thơ đến cảng Cái Cui) đạt lộ giới 80m theo quy hoạch TP. Cần Thơ (hiện nay đã đầu tư xây dựng đường nhánh 02 bên đạt quy mô đường cấp III đồng bằng, phạm vi giữa đường đã giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất dự trữ nhưng chưa được đầu tư xây dựng).
Theo UBND TP. Cần Thơ, việc đầu tư xây dựng các tuyến nối này là rất cần thiết, để kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ trong giai đoạn chưa đầu tư xây dựng cầu Cần Thơ 2, kết nối giao thông thuận lợi và nhanh chóng với các quốc lộ (Quốc lộ 1, Quốc lộ 61C, Quốc lộ 91B và đường Nam Sông Hậu, đường vành đai phía Tây TP. Cần Thơ) nhằm thu hút lưu lượng giao thông đi vào đường cao tốc, phát huy hiệu quả kết nối TP. Cần Thơ và kết nối vùng.
Về quy mô, phân kỳ đầu tư, trong giai đoạn 1, đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô 04 làn xe với chiều rộng mặt cắt ngang đường tối thiểu 17m, có dãy phân cách giữa là phân cách cứng đảm bảo an toàn giao thông; đồng thời giải phóng mặt bằng theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh, bao gồm cầu Cần Thơ 2 và đoạn tuyến cao tốc đi trên cao.
Giai đoạn hoàn chỉnh, đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô hoàn chỉnh 06 làn xe; đối với cầu Cần Thơ 2 và đoạn tuyến cao tốc đi trên cao có hướng tuyến trùng với trục đường 1A và tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ, đề nghị có phương án đầu tư xây dựng mở rộng trục đường 1A đảm bảo bố trí đường sắt, đường cao tốc, đường gom đô thị hai bên.
UBND TP. Cần Thơ cũng lưu ý các vấn đề liên quan khác như: Bố trí đường gom hai bên đường cao tốc; nghiên cứu vị trí, hướng tuyến, phạm vi đất dành cho đường cao tốc đảm bảo không ảnh hưởng đến quy hoạch tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ và nhà ga Cần Thơ, đồng thời có phương án đầu tư xây dựng các trục đường ngang kết nối đường cao tốc với nhà ga Cần Thơ để khai thác đồng bộ, phục vụ vận chuyển hàng hóa ra – vào giữa nhà ga đường sắt và đường cao tốc.
Cập nhật Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 quận Cái Răng và các quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên trục đường 1A, quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ và nhà ga đường sắt, để nghiên cứu phương án tuyến kết nối thuận tiện, đồng bộ với hệ thống giao thông khu vực xung quanh, xác định cụ thể tổng nhu cầu quỹ đất giành cho đường cao tốc, đường sắt và đường gom đô thị hai bên. Đồng thời, làm cơ sở để TP. Cần Thơ sẽ cập nhật phương án tuyến đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau vào quy hoạch cấp tỉnh và quy hoạch chung xây dựng của thành phố phù hợp quy hoạch của trung ương và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
Trước đó, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.
Theo đó, Dự án sẽ xây dựng tuyến cao tốc mới từ TP. Cần Thơ đi thẳng về Cà Mau, đi song song với tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp (cách khoảng 15 km về phía Bắc), cách TP. Vị Thanh 10 km và điểm cuối tuyến giao với đường Vành đai TP. Cà Mau tại xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có tổng chiều dài 124,8 km, trong đó đoạn qua Vĩnh Long 10,5 km; Cần Thơ 6 km; Hậu Giang 61,6 km, Bạc Liêu 7,7 km, Kiên Giang 17,1 km và Cà Mau 21,9 km, được chia làm 2 dự án thành phần.
Trong đó, Dự án thành phần 1, đoạn từ Vĩnh Long – Cần Thơ dài 15,35 km, có tổng mức đầu tư 12.595 tỷ đồng, dự kiến đầu tư sau năm 2025. Dự án thành phần 2, đoạn từ Cần Thơ – Cà Mau dài 109,5 km sẽ được đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 theo hình thức BOT có hỗ trợ của Nhà nước bằng tiền 50%, với tổng mức đầu tư là 29.388 tỷ đồng.
FLC nghiên cứu quy hoạch khu đô thị mới gần 490ha ở Hậu Giang

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có công văn thống nhất chấp thuận cho Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC nghiên cứu, tiếp cận đồ án Quy hoạch Quần thể khu đô thị mới, dịch vụ thể thao và du lịch nghỉ dưỡng Châu Thành.
UBND tỉnh Hậu Giang đã có công văn gửi sở ban ngành về việc thống nhất điều chỉnh chủ trương lập đồ án Quy hoạch phân khu Quần thể khu đô thị mới, dịch vụ thể thao và du lịch nghỉ dưỡng Châu Thành.
Cụ thể, Chủ tịch UBND giao UBND huyện Châu Thành tổ chức lập đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu đô thị mới 927C, huyện Châu Thành, với quy mô khoảng 487,7ha, thuộc địa bàn xã Đông Phú, xã Phú Hữu và thị trấn Mái Dầm. Thời gian thực hiện lập đồ án Quy hoạch là 6 tháng kể từ ngày UBND tỉnh chấp thuận chủ trương điều chỉnh. Nguồn vốn thực hiện việc lập đồ án Quy hoạch từ nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC nghiên cứu, tiếp cận đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu đô thị mới 927C, huyện Châu Thành, với quy mô khoảng 487,7ha, thuộc địa bàn xã Đông Phú, xã Phú Hữu và thị trấn Mái Dầm. Thời gian thực hiện lập đồ án Quy hoạch là 6 tháng kể từ ngày UBND tỉnh chấp thuận chủ trương điều chỉnh. Nguồn vốn thực hiện việc lập đồ án Quy hoạch từ nguồn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng hướng dẫn UBND huyện Châu Thành cập nhật đồ án Quy hoạch nêu trên vào đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu đô thị – công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang theo quy .
Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND huyện Châu Thành cập nhật đồ án Quy hoạch nêu trên vào Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn tiếp theo theo đúng quy định.
Theo đồ án quy hoạch phân khu xây dựng mà FLC đề xuất, Khu đô thị mới 927C có cơ cấu sử dụng đất như sau: Đất ở (hơn 213 ha); đất khu du lịch sinh thái miệt vườn (gần 20 ha); đất khách sạn – resort (gần 13 ha); đất thương mại dịch vụ, chợ ẩm thực, chợ nổi (gần 21 ha); đất cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao (gần 160 ha); đất giao thông (gần 59 ha) và đất công cộng (gần 4 ha).
NGUỒN: Cafef.vn
Cần Thơ tăng tốc lập, điều chỉnh các quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển
Thời gian qua, TP Cần Thơ đã tập trung triển khai lập các quy hoạch phân khu, nhiệm vụ lập Quy hoạch thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch khác trên địa bàn thành phố. Ðến nay, TP Cần Thơ đã hoàn thành lập và phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt. Các địa phương đang thực hiện quản lý, định hướng phát triển theo quy hoạch phân khu này. Bên cạnh đó, ngành chức năng và các quận đang tập trung rà soát, điều chỉnh, hủy bỏ các quy hoạch 1/2000 không còn phù hợp, tránh tình trạng chồng chéo.

Một góc đô thị Cần Thơ.
Sớm hoàn thành các quy hoạch
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác lập, điều chỉnh các quy hoạch thành phố (Chỉ thị 08/CT-UBND ngày 7-7-2021), yêu cầu đẩy nhanh hơn nữa tiến độ lập và điều chỉnh các quy hoạch thành phố, góp phần thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu Sở Kế hoạch và Ðầu tư, Sở Xây dựng thành phố khẩn trương tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ trong quá trình lập Quy hoạch thành phố, điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố, xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể với đơn vị tư vấn, tham mưu Ban Chỉ đạo, Hội đồng Quy hoạch thành phố, UBND thành phố tổ chức phản biện, tham vấn ý kiến chuyên gia, hoàn thiện từng bước theo lộ trình, đảm bảo hiệu quả nhất trong từng nội dung thực hiện, rút ngắn thời gian hoàn thành. Cố gắng đến cuối năm 2021 hoàn thành báo cáo quy hoạch tổng hợp của Quy hoạch thành phố, xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy và HÐND thành phố làm cơ sở hoàn thiện trình phê duyệt. Chủ tịch UBND TP Cần Thơ còn yêu cầu giám đốc các sở, ngành thành phố và chủ tịch UBND quận, huyện chủ động rà soát, kiểm tra các nội dung đã triển khai thực hiện, kịp thời tham mưu UBND thành phố điều chỉnh, bổ sung đối với các trường hợp không còn phù hợp.
TP Cần Thơ đã hoàn thành lập và phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt. Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 quận Ninh Kiều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có diện tích hơn 2.923,3ha. Ðây là một phần quan trọng của Khu đô thị truyền thống Ninh Kiều – Bình Thủy thuộc Khu đô thị trung tâm TP Cần Thơ; hạt nhân của thành phố trong quá trình hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ, ngân hàng, tài chính, giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa của vùng ÐBSCL. Quận Ninh Kiều phát triển kinh tế – xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu…
Quy hoạch phân khu quận Bình Thủy có diện tích khoảng 7.113ha. Quy hoạch phân khu quận Bình Thủy kết hợp và hỗ trợ cho đô thị quận Ninh Kiều hình thành khu đô thị truyền thống Ninh Kiều – Bình Thủy, thuộc khu đô thị trung tâm của TP Cần Thơ; là một trong những trung tâm kinh tế; giáo dục – đào tạo, văn hóa bảo tồn di tích lịch sử truyền thống của thành phố; đầu mối về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế (đường bộ, đường thủy, đường hàng không); đô thị có đặc thù sông nước, văn hóa đặc trưng miệt vườn vùng ÐBSCL; có vùng nông nghiệp đô thị, vùng đệm cảnh quan và môi trường của khu đô thị truyền thống Ninh Kiều – Bình Thủy; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị đầu mối cấp thành phố, cấp vùng (nhất là Sân bay Quốc tế Cần Thơ)…
Quy hoạch phân khu quận Cái Răng có diện tích khoảng 6.680,56ha. Ðịnh hướng phát triển là khu đô thị – công nghiệp: trung tâm công nghiệp và dịch vụ cảng, đầu mối giao thông về đường thủy, đường bộ và đường sắt; trung tâm tiếp cận về dịch vụ cảng và dịch vụ logistics cấp vùng ÐBSCL; trung tâm thương mại dịch vụ cấp thành phố và cấp vùng; trung tâm du lịch sinh thái cấp thành phố và cấp vùng; trung tâm hành chính tập trung của TP Cần Thơ…
Quy hoạch phân khu quận Thốt Nốt có diện tích khoảng 12.163,89ha, là khu đô thị – công nghiệp. Ðó là khu đô thị trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và công nghiệp phụ trợ; trung tâm kho vận cấp vùng; trung tâm thương mại – dịch vụ của thành phố và cấp vùng; phát triển du lịch sinh thái cảnh quan trên sông Hậu và các khu ở sinh thái gắn với nông nghiệp đô thị. Ðồng thời, là đầu mối giao thông gắn với các trục giao thông về đường bộ và đường thủy, bao gồm tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi qua cầu Vàm Cống, quốc lộ 91 và quốc lộ 80, tuyến sông Hậu và kênh Cái Sắn; định hướng phát triển khu cảng biển, khu công nghiệp đa ngành, gắn với tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và quốc lộ 80, kết nối với TP Long Xuyên (An Giang), các khu, cụm công nghiệp lân cận của An Giang, Ðồng Tháp nhằm tạo thành vùng công nghiệp tập trung lớn của vùng ÐBSCL. Ðây cũng là đô thị đầu mối kinh doanh lúa gạo, thủy sản; phát triển du lịch của thành phố.
Rà soát, bỏ quy hoạch không còn phù hợp
Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ Huỳnh Văn Sáu cho biết: Theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị là chỉ quy hoạch 1/2000 hoặc 1/5000. Do đó, sau khi quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 các quận được phê duyệt mới đây, cần phải thực hiện rà soát hủy bỏ các quy hoạch 1/2000 không còn phù hợp. Trong quá trình lập các quy hoạch phân khu các quận, ngành xây dựng và các địa phương cũng đã có đánh giá những khu vực bức xúc của dân để đề xuất vào quy hoạch phân khu, định hướng phát triển cho phù hợp phát triển kinh tế – xã hội địa phương, không gian kiến trúc và phát triển đô thị… Vừa qua, Sở Xây dựng đã phối hợp với quận Ninh Kiều, Bình Thủy rà soát các quy hoạch và đã được UBND thành phố phê duyệt bãi bỏ 10 đồ án quy hoạch 1/2000. Tới đây, Sở Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp quận Cái Răng, Thốt Nốt rà soát các quy hoạch, đề xuất hủy bỏ các quy hoạch 1/2000 không còn phù hợp nếu có.
Theo ông Huỳnh Văn Sáu, triển khai thực hiện theo đồ án Quy hoạch phân khu 1/5000, các quận sẽ tiếp tục rà soát các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, có đánh giá, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ cho phù hợp đồ án quy hoạch phân khu. Dựa vào quy hoạch phân khu các quận định hướng phát triển, có dự án đầu tư khu đô thị mới, khu dân cư, tái định cư… sẽ lập quy hoạch chi tiết của dự án để thực hiện đầu tư theo quy định. Ngoài ra, các địa phương lập Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc theo quy định của Luật Kiến trúc, cũng là căn cứ để các địa phương thực hiện cấp phép xây dựng.
Ông Nguyễn Thái Bảo, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, cho biết: Sau buổi công bố đồ án Quy hoạch phân khu quận Ninh Kiều vào ngày 9-6-2021, quận Ninh Kiều đã tăng cường phổ biến đồ án Quy hoạch phân khu đến người dân bằng nhiều hình thức như: trên cổng thông tin điện tử quận, tại trụ sở các phường… nhằm đảm bảo triển khai thực hiện quy hoạch mang lại hiệu quả. Phòng Quản lý Ðô thị quận phối hợp đơn vị tư vấn in bản đồ quy hoạch, để quận thuận tiện trong giới thiệu với các đơn vị, nhà đầu tư đến tìm hiểu triển khai dự án trên địa bàn quận. Ðồ án Quy hoạch phân khu quận Ninh Kiều đã được phê duyệt, bước tiếp theo quận cũng sẽ lập quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch chi tiết trên địa bàn quận.
Theo ông Nguyễn Thanh Tâm, Trưởng Phòng Quản lý Ðô thị quận Bình Thủy, quận đã tiến hành công bố rộng rãi và đang quản lý, phát triển đô thị theo Quy hoạch phân khu quận Bình Thủy. Ðây là quy hoạch khung, làm cơ sở để quận quản lý, kêu gọi đầu tư, lập các quy hoạch chi tiết… nhằm phát triển trong thời gian tới. UBND quận Bình Thủy cũng đã xin chủ trương thành phố về việc lập Quy chế quản lý kiến trúc theo đồ án Quy hoạch phân khu quận Bình Thủy. Khái toán kinh phí khoảng 1,7 tỉ đồng, nguồn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện từ năm 2021-2022.
Bãi bỏ 10 quy hoạch 1/2000 không còn phù hợp
Theo Quyết định 1370/QĐ-UBND ngày 28-6-2021 của UBND TP Cần Thơ, đã bãi bỏ 10 Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn Ninh Kiều và Bình Thủy, gồm: Đồ án quy hoạch 1/2000 Khu trung tâm thành phố Cần Thơ (diện tích 505ha); Đồ án quy hoạch 1/2000 Khu trung tâm IV Xuân Khánh – Hưng Lợi – TP Cần Thơ (477ha); Đồ án quy hoạch 1/2000 Khu Cái Sơn – Hàng Bàng, TP Cần Thơ (171ha); Đồ án quy hoạch 1/2000 cồn Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (126,22ha); Đồ án quy hoạch 1/2000 Khu đô thị và vui chơi giải trí tại Cồn Khương, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (93,19ha). Đồ án quy hoạch 1/2000 Khu đô thị Tây Bắc (Khu A): thuộc phường An Hòa, quận Ninh Kiều và phường An Thới, Long Hòa, quận Bình Thủy (1.274,36ha); Đồ án quy hoạch 1/2000 giới hạn: đường Trần Phú, Cách mạng Tháng 8, rạch Bình Thủy, sông Khai Luông, TP Cần Thơ (196ha); Đồ án quy hoạch 1/2000 hai bên đường Võ Văn Kiệt, quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy (692ha); Đồ án quy hoạch 1/2000 Khu các trường đại học và giáo dục chuyên nghiệp, TP Cần Thơ (225,84ha) và Đồ án quy hoạch 1/2000 khu dân cư và chợ Trà Nóc (39,39ha).
Bài, ảnh: ANH KHOA